Pages


TẢN MẠN & SUY NGẪM




               VÙNG ĐẤT ĐỊA LINH NHÂN KIỆT

     Hẳn mọi người từng nghe về vùng đất huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình là mãnh đất đã sinh ra Đại Tướng và Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm. Đây cũng là nơi an táng mộ phần của đức Ngài Nguyễn Hữu Cảnh, người cách đây hơn 300 năm vâng mệnh Vua vào mở cõi vùng đất phía Nam. 

     Vùng đất này có hai con sông khởi nguồn từ dãy Trường Sơn chảy về biển, đó là sông Đại Giang và Kiến Giang. Sông Đại Giang thì chảy theo hướng chính là Tây- Đông nhưng sông Kiến Giang chảy hướng Tây- Đông về Lệ Thủy thì lại chảy theo hướng Nam- Bắc rồi nhập vào với sông Đại Giang để thành sông Nhật Lệ chảy về Đồng Hới ra biển.



Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
                                  Cổng nhà xưa của Đại Tướng         Tôi được nghe các Cụ kể lại rằng: Phát tích dòng họ Ngô Đình ở làng Xuân Dục, làng nằm bên bờ sông Đại Giang, nơi có phà Long Đại nổi tiếng trong kháng chiến chống Mỹ nhưng các Cụ Kị họ Ngô lúc ấy rất sùng đạo Công giáo trong lúc dân ở Tổng ấy chỉ toàn là nông dân nên không ai theo đạo. Mâu thuẫn dần dà tăng lên và các gia đình họ Ngô di cư về Lệ Thủy tình cờ lại ở cùng làng cùng xã với Đại Tướng sau này. Ông nội ông Ngô Đình Diệm ở đó và khi qua đời được an táng trên vùng miền Tây Lệ Thủy.


Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
                         Ngôi nhà xưa của Đại Tướng được phục dựng cuối năm 90


     Chuyện về những vùng đất địa linh nhân kiệt thì sử sách đã đề cập về nhiều vùng đất, những dòng họ sinh ra những con người kiệt xuất trên dãi đất Việt Nam hình chữ S nhưng chuyện về vùng đất Lệ Thủy Quảng Bình thì thực sự đã để lại trong dân gian nhiều truyền thuyết kỳ bí hấp dẫn mà tôi từng được nghe từ khi tuổi thanh niên. Đó là câu chuyện về ngôi mộ kết phát Đế vương của dòng họ Ngô Đình ở vùng đất Lệ Thủy nhưng đó là chuyện khác, tôi đề cập bởi có sự liên quan: Tổng thống Ngô Đình Diệm là người cùng làng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 

Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.

                             Biển chỉ dẫn nên bờ kè trước nhà xưa của Đại Tướng

       Các Cụ kể: Tương truyền ngày xưa có một nhà Vua không biết vị Vua nào cầm quân đánh Chiêm Thành ngang qua vùng đất này thấy hình sông thế núi khác lạ liền sai thầy địa lý nổi tiếng tìm long tróc mạch(chỉ nghe kể là thầy địa lý, không biết thầy nào nhưng rất nổi tiếng). Sau khi thầy địa lý phán ở đó có long mạch đế vương nhà Vua mới cho đào một con kênh dẫn nước nối với sông Kiến Giang để cắt đứt long mạch.

Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
                                     Cây khế trong vườn nhà xưa của Đại Tướng

      Tình cờ hay ngẫu nhiên mà đời sau vùng đất ở hai bờ con kênh này lại sinh ra hai nhân vật kiệt xuất, có lẽ thầy địa lý không đủ tài để phá long mạch chăng?

Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.

                                     Đại Tướng trong một lần về thăm quê hương

       Gia đình Đại Tướng (Mẹ và các em) sau này cũng được chuyển ra Bắc từ hồi kháng Pháp ở quê chỉ còn bà con chú bác họ mà thôi. Những lần về thăm quê, Đại Tướng thường ôn lại những kỉ niệm ngày xưa, thực tế thì Đại Tướng ở quê thời gian khá ngắn, mười mấy tuổi đã đi trọ học ở Đồng Hới, Huế rồi đi hoạt động Cách mạng nhưng Ông vẫn nhớ nhiều kỷ niệm với bạn bè, với những kỉ vật trong ngôi nhà xưa như gốc mít, cây khế, cổng nhà, bạn bè đồng trang lứa và đặc bệt là với dòng sông Kiến Giang. Tuổi ấu thơ của Đại Tướng gắn liền với dòng sông nên Đại Tướng biết chèo đò và rất thích lễ hội đua thuyền đã có từ rất lâu đời mà nay cứ hàng năm vào dịp 2/9 nhân dân tổ chức thành lễ hội.

Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.

       Đại Tướng với con sông quê trong một lần về thăm và đi đò trên sông Kiến Giang

      Tự hào biết bao vùng đất quê nghèo đã sinh ra một trong những bậc vĩ nhân mà sử sách đời đời lưu giữ đến ngàn sau.


 

 H
 






 
 
 
 
 
 

 
 
 
 
 H
 
 H
 H
 H
 H
 H
 H
 H
 H
 H
 H
 H
 H
 H
 H
 H
 H
 H
 H
 H
 H
 H
 H
 H
 H
 H
 H
 H
 H
 H
H
 H
 H
 H
 H
 H
 H



 H

 H
 H
 H





 H
 H
 H
 H
 H
 H
 H
 H
 H
 H
 H
 H
 H
 H
 H
 H


 H
 H
 H
 H


 H
 H



H


SUY NGẪM- CHUYỆN 100 CHỬ
                                                            TẬP VIẾT NGẮN



                                          

 
Của một đồng, "công" một nén
    Lãnh đạo tỉnh đi tặng quà gia đình chính sách. Đoàn có đại diện bốn cơ quan cao nhất tỉnh, sở chuyên ngành...mỗi cơ quan đi một xe riêng.
    Về huyện, có lãnh đạo huyện cùng đi. Cả đoàn hơn chục người đến tặng quà thăm hỏi chừng nửa tiếng rồi ra về.
Mở phong bì. Bốn trăm ngàn. Mừng quá. Có món lo Tết cho con, cháu.
    Trưa, huyện mời cơm, bảy, tám chiếc xe xịn đậu thành dãy, khách ba chủ nhà bảy, gần ba chục người, chu đáo, vui vẽ.
     Nhà hàng tính tiền: Bốn triệu.

 

"Nhà nàng ở cạnh nhà tôi"
    Xếp bự mới thăng chức. Áp Tết, ôtô xịn biển xanh, biển trắng lần lượt thay nhau đỗ trước cổng, chờ khách ra, bước xuống xe xách quà vào nhà xếp.
    Vợ chồng nhà bên cạnh buôn bán phất lên xây nhà to đẹp hơn nhà xếp, bận bán hàng Tết luôn vắng nhà. Thi thoảng có xe xịch đỗ, bà mẹ lãng tai mở cổng, khách vào nhà, chủ đi vắng, không cần hỏi, trao túi quà rồi vọt xe đi.
    Vợ chồng nhà buôn lo sợ, không hiểu sao các xếp bự lại mang quà Tết biếu mình.

 

Nước mắt chảy xuôi
Vợ chồng cán bộ xa quê, Tết đến về thăm biếu quà bố mẹ nhưng bàn nhau mãi mà chưa thống nhất. Cuối cùng quyết định: Bố, chai rượu, mấy lạng trà ngon đãi khách, Mẹ, tặng tiền, hai trăm ngàn gọi là.
Không khí Tết quê nghèo thật bình thường, chỉ có mùa xuân với hoa lá cỏ cây và bãi ngô non trãi dài xanh ngát.
Chia tay, bố mẹ cứ ép mang cả cặp gà chừng năm ký, rồi khoai, đậu, bánh trái, nếp quê...
Không biết hôm qua bố mẹ có bàn nhau nên cho các con cái gì không?    

 
Điều khiển từ xa

Cậu nhân viên phòng tôi có chú làm lớn ở tỉnh, ba lần thi trượt đại học, nhờ chú xin một chân loong toong, xếp bố trí vào phòng tôi.
Cậu học "đại học từ xa". Chẳng thấy học hành gì, đến kì thi ôm cả tập giấy phôto vào Huế một, hai ngày rồi về. Hôm qua tốt nghiệp, "rửa" bằng.
Cái bằng của cậu thật đẹp, đẹp hơn cả bằng của Liên Xô.
Sắp tới, học xong lý luận chính trị tại chức, có chú điều khiển từ xa. Trẻ, bằng cấp đủ. Cơ cấu. Mừng cho nó nhưng...
Buồn thay...
 

Giữ "phép lịch sự" khi ăn

     Được tin cô em họ chân quê sang Kraxnôđa làm thợ dệt, tôi về thăm, nhắc nhỡ đủ điều: ra phố không mặc đồ bộ, không đi dép tông...
     Đến bữa ăn, thấy các em nói cười bỗ bã, húp canh soàn soạt, tôi thị phạm: khi ăn phải lịch sự, nhai không được hở miệng...như thế này...
     Ngày lễ, em Mat thăm anh, tôi mời bạn ta, tây đến nhậu, bàn ăn khá tươm nhưng cô em chỉ lúm múm được lưng bát.    Tôi hỏi:
- Mày làm sao thế? Ốm à?
- Không! Em ăn "lịch sự".
Thương em...thương...
 

Trách kẻ ác tâm

     Ngày trước, xóm tôi có mụ Lép mất con gà cồ to, tiếc của, nghi ngờ hàng xóm trộm gà nên cứ hướng sang nhà bà Ba chửi đổng. Tức quá, bà Ba to tiếng rồi xô xát. Ông Thành nhà bên ra can ngăn bị mụ Lép túm tóc cào cho xước mặt.
Hôm sau, chú gà cồ đi đạp mái xóm trên lộc tộc chạy về.
Mọi chuyện qua đi.
Mụ Lép thật ác tâm ác địa, ông Thành muốn ngăn cái xấu mà lại bị dính đòn oan.
Nhưng, ai thấy chuyện xấu mà cũng vô cảm thì...    
 



                 
Lại chuyện ăn uống lịch sự
Anh ở thành phố, em ở thôn quê lên thăm, mọi chuyện cứ tự nhiên như ở nhà. Sáng, anh em ra quán ăn phở, em không dùng thìa, bê tô phở lấy đũa lùa, cắm đầu cắm cổ húp roàn roạt đến trơ đáy tô. Anh bày cặn kẽ: ăn phải lịch sự, bỏ chân xuống, ăn thế này, chừa nước cặn...kẻo họ cười.
Vài tháng sau em lên, lại ăn phở sáng. Em dùng thìa, đũa lóng ngóng ăn rất chậm. Gần xong, chìa bát sang hỏi anh: Anh ơi! Em chừa nước ngần này được chưa? Thương quá.
 

TUỔI ĐỜI MÊNH MÔNG
     Ông làm quan to. Nhà cửa đẹp, ôtô xịn đều do ông "tiết kiệm" mà có.
     Chức vụ lớn, tiền của nhiều nhưng trông ông hom hem lắm, da dẻ nhăn nheo, nghỉ ốm nhiều hơn đi làm, hai năm nữa mới đủ tuổi đi hưu. Chờ mãi, mấy ông cấp phó sắp thành hươu cao cổ.
     Hôm đến chúc Tết, mẹ ông đã gần chín mươi nhưng còn minh mẫn khoe: Năm cướp chính quyền(1945) bà sinh nó, 69 tuổi mụ rồi đó.
     Lý lịch ông khai man: Sinh năm 1956. 

 

                                         LUẬT VÀ LỆ
     Chuyện thường ngày trên các tuyến đường quốc lộ: Xe đang bon bon, thoáng thấy bóng người mặc áo vàng với cái dùi đen trắng thò ra, bác tài rà phanh cho phụ xe cầm giấy tờ nhảy xuống đưa trình qua loa rồi nhảy lên. 100 ngàn, bất kể lý do.
     Những lần đầu chứng kiến tôi bực bội thay bác tài: Tôi sẽ phản ảnh lên các cơ quan chức năng để ngăn chặn.
     Bác tài: Tui lạy chú, chú để yên cho tui mần ăn. Chú kiện ai? Phép Vua thua "lệ" làng.
     Ta như thế, trách gì "Tây".
 





                      LỜI CHÀO CAO HƠN...

     Chào hỏi là phong tục, nét đẹp văn hoá có từ lâu đời của dân ta. Nhưng hầu như ai thỉnh thoảng cũng gặp tình huống chào hỏi nhau thật khó trả lời.
     Buổi chiều. Vừa nhận điện thoại của anh bạn mời đi nhậu tại nhà hàng X, vừa dắt xe ra cổng, ông hàng xóm đang tưới cây vọng sang:
     - Anh đi đâu đấy?
     - À...ừ...Đi đây tí. Nghe hơi khiếm nhã.
     Chẵng nhẽ trả lời là tớ đi nhậu.
     Nhậu quắc cần cân, về đến cổng, gặp chị cùng xóm đon đả:
     - Anh ăn cơm chưa?
     - Ừm...À...Chưa. 
 



                               BỮA ĂN TƯƠI

     Thời bao cấp, đến ngày Chủ nhật mới có bữa ăn tươi bằng mấy lạng thịt tem phiếu, mua thịt ít, mỡ nhiều. Mỡ rán ra, cho vào chai nút kín, khi dùng, ngoáy đũa hoặc hơ lửa cho chảy ra lấy một ít xào, nấu.
     Hôm về quê, xuống bếp kiểm tra nồi niêu xem các cụ ăn uống thế nào, giở mấy cái xoong, còn ít cá đồng kho mặn, chẳng có gì nhiều hơn.
     Mẹ xăng xái thịt con gà choai. Dọn cơm, bố bảo:
     - Mày về ta mới được bữa ăn tươi. Bố con mình làm vài chén nhá. 
 



                            ĐƯỜNG CÁI QUAN

     Thuở hàn vi, nhà đất của ông ở sâu trong hẻm. Lên chức lớn, khi qui hoạch, "vô tình" con đường to mở qua trước nhà ông, hoá ra theo chỉ đạo, cánh thiết kế giao thông vẽ thêm vài nét, thế là đường nắn vào tận cổng.
     Mấy năm sau, một xếp bự khác nhà ở quãng giữa đường lên chức. Sở qui hoạch chỉnh lại con đường với lý do địa tầng nền đường cũ quá yếu, đường được chỉnh vào sát nhà xếp bự mới lên.
     Con đường phố thị uốn quanh như giải lụa mềm.
     Dân gian thường gọi "đường cái quan", chẳng ai gọi "đường cái dân"
 



                            MÓN "ĂN CẤM NÓI"

Xếp Bộ, xếp Tỉnh dự hội nghị "Bảo tồn động vật hoang dã" ở một huyện miền núi. Trưa, huyện chiêu đãi các món "cây nhà lá vườn".
Nhà hàng dọn lên đúng thực đơn: gà công nghiệp hấp bia, lợn quay, thịt bò biptêt, cá basa bỏ lò...nhắm với rượu ngoại hảo hạng nên xếp lớn, xếp nhỏ vừa nhậu vừa tấm tắc khen: Tuyệt quá.
Xếp Bộ không biết nhưng xếp tỉnh, huyện thì biết tỏng là món gì.
Thì ra nhà hàng dọn: Gà ri hấp bia, heo rừng quay, thịt hoẵng biptêt, cá chìn suối bỏ lò...những món "ăn cấm nói".
 



                          MƠ THÀNH NGƯ PHỦ
     Ông là xếp cơ quan dân số, sinh hạ hai nàng "vịt giời". Hết tiêu chuẩn, "khát nước" lắm mà không dám đẻ tiếp vì sợ mất chức.
     Về vận động kế hoạch ở một xã vùng biển, nhiều nàng độ tuổi ba mươi nhưng lít nhít một đàn con năm, bảy đứa.
Chị vợ rầu rầu: em cũng biết đẻ nhiều khổ lắm nhưng...
Anh chồng: phải đẻ thật nhiều con trai để nó còn đi biển, bà đẻ hết trứng cho tôi, cùng lắm nộp phạt cho xã chứ gì.
     Ông mơ: ước gì mình vừa làm xếp, vừa làm ngư phủ như cha này.
 TUBE FLEURS

CỨU ĐÓI
     Năm ấy giáp hạt, đói cả làng, cả xã, nhất là đồng bào dân tộc. Cấp trên chuyển gạo cứu đói. Chủ trúng thầu chọn gạo ngon đã đấu giá chất một lớp bên ngoài, bên trong xe toàn là gạo hạng bét chuyển về huyện.
     Đường sá khó khăn, ôtô chở gạo chỉ về được đến huyện, cụm xã. Gạo thì ít, dân thì đói nhiều nên chia bình quân theo nhân khẩu.
     Làng bản xa lắm, mang gùi đi bộ hai ngày đường đến huyện, mỗi nhà được chia hai ký gạo gùi về.
Bao giờ thì tiến kịp miền xuôi? 

ĐI BỘ GIẢM CÂN
     Vợ chồng là công chức, suốt ngày ngồi lì với ghế xoay, máy tính, tiệc tùng nên trạc tứ tuần mà chồng thì tóc muối tiêu, bụng bự, vợ thì ba vòng như một.
Họ quyết tâm tập thể dục, đi bộ để giảm cân. Bác sỹ bảo thế.
     Vậy là tối nào hai vợ chồng cũng ra công viên đi bộ.
Sau hai tiếng "hành quân" mỏi mệt, tạt vào quán gọi bia, hủ tiếu ăn cho lại sức...
     Mệt, đói, ngon miệng.
    Vài tháng sau đến bác sỹ kiểm tra, vợ chồng họ mỗi người tăng cân được thêm 3- 4 ký.
LỖI HẸN
     Một chiều đông muộn, không bắt được taxi, tình cờ vẫy được chiếc Lada của một ông già phúc hậu, vui tính. Đến nơi, tôi xin số điện thoại. Ông bảo nhà ông gần "ốp" tôi, cần đi đâu cứ phôn cho ông.
     Suốt thời gian sau đó, có việc đi quanh Matxcơva tôi đều gọi cho ông như taxi riêng.
     Hôm ông lái xe đưa tôi ra sân bay về nước, tôi mới biết ông là Đại tá quân đội về hưu.
     Chia tay, ông ôm tôi:
     - Anh về rồi lại sang chứ?
     - Vâng! Nhất định thế.
     Vậy mà đã hơn hai mươi năm trôi qua...

 barre separatrice
CHUNG MỘT "CHIẾN HÀO"
     Bố là xếp bự cấp tỉnh, tính lại ham vui. Cậu con nhờ oai bố vào làm việc ở một doanh nghiệp lớn đang phất.
     Ông bố thường đến quán "ruột" có cô bồ nhí. Sau chầu nhậu là karaôkê.
     Một lần, ông đang mãi vui thì cậu con xộc vào:
- Em bỏ anh đi lâu thế?
Cô tiếp viên:
- Kìa anh...
Liếc sang bên cạnh, cậu con giật mình ú ớ:
- Ơ...ơ...bố cũng ở đây à.
Đẩy cô tiếp viên ra, ông lên giọng:
- Còn mày làm gì ở đây?
Thì ra, hai bố con cùng chung một "chiến hào".   


 PLANTEVERTE3.png


Tiến kịp miền ngược:


     Trưởng bản người Pako mời về nhà uống rượu. "Nhà 



sàn dài như tiếng chiêng ngân...". Đến bữa, khách 



ngạcnhiên vì có gần chục mâm cơm được bưng lên, chủ 



nhà gắp một ít vào mâm mình rồi bảo bưng đi. Hỏi ra 

mới biết, cứ mỗi đứa con trai trưởng thành lấy vợ được 

nối thêm một gian nhà sàn, gian nào bếp nấy, đến bữa 

các bếp ăn gì cũng bưng mâm lên mời bố mẹ rồi mới 

bưng về ăn. 

Trưởng bản có đến 3 bà vợ...

Khách mơ: Bao giờ mới tiến kịp miền ngược?. 


             Chuyện đi hưu: Bà muốn dài, ông muốn ngắn:

     Cả đời làm công chức, cuối đời ăn nhau cái hưu nhưng hưu mà cũng lắm chuyện tréo ngoe. Đây là chuyện hai người ở cùng một cơ quan:

     - Ông A sinh ra ở phía Nam giới tuyến, đến 18 tuổi rồi mà phải khai tụt mất 5 năm thành trẻ con để trốn khỏi bị bắt đi lính của VN cộng hòa. Thế rồi ông được ra miền Bắc học hành, phấn đấu mãi nhưng đường công danh thất thế, suốt đời phải làm chân loong toong sai vặt mà chẳng có cái chức gì. Năm nay tuổi thực đủ 60, ông phải làm đơn xin hưu trước tuổi lý lịch đến 5 năm vì già yếu quá lại không muốn kéo dài cái sự đau lưng mỏi cổ vô bổ để người khác mắng mỏ ngày ngày. Dỹ nhiên là phải chịu thua thiệt cái lương hưu.

     - Bà B- Thủ trưởng cơ quan lại khác. Thuở mới lớn, bà xin vào làm công nhân giao thông cầu đường, suốt ngày đội nắng, hít bụi nên khi làm hồ sơ vào Đảng, có người xúi bà khai tăng thêm 5 tuổi để mong sau này đi hưu sớm cho nhàn cái thân. Ngờ đâu đường công danh run rủi, chịu khó lấy cái bằng tại chức, có tý nhan sắc, được các xếp yêu chiều ưu tiên cất nhắc nên bà cứ leo lên từng nấc, từng nấc...và nay là Giám đốc một ngành quan trọng, bổng lộc cứ chảy ào ào vào nhà như nước. Nhưng. Căm quá. Năm nay, bà mới 50, đang đà xồn xồn sung mãn thì đã phải đi hưu vì không thể cãi lại hồ sơ lý lịch.    

     Bà Giám đốc ngậm ngùi không nói ra nhưng bà ước ao: giá ngày trước mình đừng kéo lên mà cứ tụt xuống như ông ấy.

 3109736775_1_3_q4g3GmDH.gif

                                        Trật tự

     Cơ quan nọ có khá nhiều chị em, ngày mùng 8/3, Công đoàn tổ chức gặp mặt, tặng hoa rồi đi nhà hàng. Trước khi tặng hoa cho chị em, xếp trịnh trọng phát biểu đôi lời về lịch sử, truyền thống của chị em qua các thời kì và công việc hiện nay ở cơ quan. Có điều lạ là chị em không nghe mà hứng chí bụm miệng cười, xầm xì, khúc khích chẳng thèm nghe xếp nói. Bực quá, xếp gắt: "Trật tự, trật tự nào, các cô làm sao thế? Người nói phải có người nghe chứ".

 geranium7.png


Vẫn tiếp tục ồn. Phát biểu xong, xếp phó lại gần rỉ tai xếp: "Chị em cười vì cửa sổ bác mở thoải mái quá". Xếp nhìn xuống giật mình đưa tay kéo vội, mặt đỏ bừng như gấc chín. Chỉ chờ có vậy chị em phá lên cười thoải mái. 



                                    “Bạn vàng”

     Là một công chức của một tỉnh lẻ miền Trung, thi thoảng mỗi năm một đôi lần tôi mới có dịp được về Thủ đô công tác, khi thì họp hành tập huấn, khi thì thăm thú tham quan hoặc đi các tỉnh bạn ghé ngang qua ở lại Hà Nội một hai hôm.

     Thông thường thì cán bộ công chức đi công tác hay đến ở các khách sạn, nhà nghỉ khá đàng hoàng, được nhà nước thanh toán các khoản tiền lưu trú nên đỡ phải tìm nhà người quen nghỉ lại qua đêm như thường xẩy ra thời bao cấp.

 110507102521617199.gif     Tôi cũng có nhiều bạn bè ở Hà Nội từ thân đến sơ đủ cả, nào là bạn học thời phổ thông nay định cư ở Hà Nội, bạn là công chức cùng làm việc với nhau được rút về các Bộ, ngành, bạn học cùng thời ở Liên Xô, bạn thân quen công tác cùng ngành ở Bộ, bạn mới quen ở diễn đàn 3N...Tuy nhiên, trong số bạn bè thân quen ấy bao giờ tôi cũng phân theo thứ bậc thân, sơ để giao tiếp, ưu tiên số một vẫn là những người bạn học cùng quê hoặc những người bạn mấy năm gắn bó cùng học tập ở Liên Xô bây giờ định cư ở Hà Nội.

 3083222453_1_3_M8OMMujv.gif

     Với mối quan hệ bạn bè như thế, bao giờ tôi cũng quý mến trân trọng mọi người, những lần họ về tỉnh hoặc đi qua ghé lại, có khi một người có khi về cả gia đình tôi đều chủ động đãi đằng, đưa đi thăm thú đó đây. Ai cũng khẩn khoản nhiệt tình bảo: “Có dịp ra Hà Nội thế nào cậu cũng phải cho mình biết nhé, bây giờ phương tiện hiện đại, chỉ cần alo là mình phóng đến ngay”. Hứa là hứa vậy nhưng do điều kiện công tác bận rộn nên tôi rất ít có dịp được về Thủ đô.
 09c83500.gif

     Thật may là vừa qua có chuyến về Hà Nội dự hội nghị. Trên đường đi tôi tính toán thật kỹ thời gian họp hành, đi thăm thú những đâu, chọn những người bạn nào để gặp gỡ...Vừa đến khách sạn, chưa kịp tắm táp, tôi vội phôn cho người bạn thân nhất nhưng nó đã đi công tác tận Quảng Ninh một tuần nữa mới về. Hơi thất vọng, điện cho người bạn thứ hai và mấy người bạn thân nữa với mong muốn được hàn huyên vui vẽ sau thời gian dài không gặp nhau nhưng thật tiếc, người thì bận đưa cả nhà về quê vợ tận Thái Bình, người thì lo đám cưới cháu, người thì đang bận họp hứa sẽ liên lạc lại...vv...và...vv...

 2989971369_1_9_9VA62KWb.gif

     Tôi thất vọng thế là chuyến này không gặp được người bạn nào rồi, mấy thứ quà vặt lỉnh kỉnh xách theo cũng không biết gửi cho ai, đi vắng cả đến nhà họ thật bất tiện. Tôi cứ nghĩ lẩn thẩn: Dân Thủ đô họ bận trăm công ngàn việc, biết làm sao được nhỉ? Thôi, đành vậy.

     Sau hai ngày ở Hà Nội, ngoài thời gian họp hành rồi đi thăm thú đó đây, buổi chiều tối, mấy đồng nghiệp khá thân công tác ở Văn phòng Bộ rủ đi nhậu ngoài nhà hàng chia tay để sáng mai tôi về lại miền Trung.

 5qt3pe82.gif

     Vừa xuống xe bước vào một nhà hàng khá đẹp. Không khí ồn ào vui vẽ cụng chúc với mấy nàng tiếp viên trẻ đẹp, má thắm môi son, xinh xắn trong bộ đồng phục màu xanh nhạt khá nền nã, tươi cười đi lại chào mời rót bia trông như các cô tiếp viên hàng không.

     Mấy anh em vừa ngồi vào bàn thì tôi bỗng giật mình, tôi nhận ra người bạn thân ngồi cùng với mấy người ở bàn bên cạnh vừa đứng lên hò hét zô...zô...

Và nó cũng đã kịp nhận ra tôi khi tôi chăm chú nhìn nó.


 110507102433880762.gif

     Nhận ra tôi, nó vồn vã cầm ly rượu sang chào và bắt tay mọi người rồi tự giới thiệu là bạn thân tình chí cốt...Mặt nó đỏ bừng có lẽ do men rượu, còn tôi thì tê tái. Hôm trước nó bảo đi họp Quảng Ninh một tuần nữa mới về kia mà...

      Để bạn đỡ ngượng, tôi cười nói, nâng ly dốc cạn, vui vẽ chuyện trò với bạn và cố không nhắc đến cái lý do điện thoại đi vắng kia, coi như không có chuyện gì xẩy ra.

Sao lại có sự ngẫu nhiên đến thế? Hà Nội rộng lớn là vậy sao lại để tôi gặp bạn tôi tại cái nhà hàng kia?

 110505092816276958.gif

     Nếu không có cuộc gặp ấy thì mọi việc chắc sẽ diễn ra bình thường, làm chi đến nỗi bây giờ ngồi gõ những dòng này mà trong lòng vẫn thấy không vui.

Có thể trong cuộc sống hàng ngày cũng có nhiều người gặp chuyện như tôi, liệu có đáng để suy ngẫm không nhỉ?  




110504073436826036.gif


   

Quốc lộ 1A từ Thanh Hóa vào Quảng Trị chừng 500 km 

đang đào xới ra rồi để đó. Dân sống hai bên đường và 

người tham gia giao thông chịu hết nổi.



Được tin có ông quan to ở TƯ vào kiểm tra, họ cho công 



nhân đi quét bụi, buộc lại dây chằng hai bên đường, bốtrí 



máy ủi máy xúc thi công tất bật cho ra vẻ một đại công 



trường.




Ông quan to vào thật, vào rồi ra...quốc lộ IA lại như cũ, 

chẳng thấy máy xúc và công nhân làm đường đâu. 



Một ông quan to đi kinh lý mấy tỉnh miền Trung bởi dân 

tình khổ sở ca thán quá trời về đường sá giao thông.

Hôm đến hầm "Đang Nghèo" thấy đường sá hư hỏng 

nặng quá, ông phán: "Đường sá thế này mà thu tiền của 

dân à?". Nhiều người mừng.

Một bà công nhân ở trạm thu phí không biết ông là ai hay

người từ trên trời rơi xuống, tức quá liền buột miệng:

Thu chứ, không thu thì lấy gì mà cho vào mồm, nhất là 

những cái mồm rất to...to như tàu há mồm.




0 nhận xét :

Đăng nhận xét